Biển số xe 63 ở đâu – Biển số xe 63 thuộc về tỉnh Tiền Giang, địa phương có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông – kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương (Mỹ Tho) – Cần Thơ, là cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về Tp. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia.
Theo báo cáo của UBND Tỉnh, trong 9 tháng năm 2013, tình
hình kinh tế - xã hội của Tiền Giang có những chuyển biến tích cực, một số lĩnh
vực tiếp tục tăng trưởng khá như: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thương mại…
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt 13.673 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ
năm 2012; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 761,3 triệu USD, tăng 15,5% so với
cùng kỳ năm 2012.
Kinh tế đang phát triển theo xu hướng tăng tỷ trọng ở
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm ở lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể,
trong 9 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 44,4%
cơ cấu kinh tế của tỉnh, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái; khu vực công nghiệp,
xây dựng chiếm 29,8%, tăng gần 3% và khu vực dịch vụ chiếm 25,8%, tăng gần 2%
so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thu ngân sách thực hiện 5.011,5 tỷ đồng, đạt
81,6% so với dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 1.970,2 tỷ đồng, đạt 62,7%
so dự toán năm và tăng 8,8% so cùng kỳ năm 2012.
Biển số xe 63 ở đâu
Thủ phủ của Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho – một địa danh
nổi tiếng.
Một số điểm thăm quan tại Mỹ Tho bạn không thể bỏ qua:
Chùa Vĩnh Tràng: ở đường Nguyễn Trung Trực thuộc ấp Mỹ
An, xã Mỹ Phong, là ngôi chùa xây dựng đầu thế kỷ 19 có đậm nét kiến trúc Á
-Âu.
Nhà thờ Chánh tòa Mỹ Tho: 32 Hùng Vương (góc đường Rạch Gầm):
Được xây vào năm đầu thế kỷ 20 bởi Cha Gẫm, là công trình kiến trúc mang phong
cách Tây Âu.
Đền Điều Hòa: 101 Trịnh Hoài Đức: Trước kia là nơi nghỉ
chân của các quan triều Nguyễn khi đi công cán địa phương. Đình là nơi bảo tồn
nhiều di tích vật thể và phi vật thể ở Tiền Giang. Tại đình còn có sân khấu hát
tuồng theo phong cách ngày xưa.
Trại rắn Đồng Tâm: thuộc xã Bình Đức, Châu Thành,Tiền
Giang; Di tích Rạch Gầm – Xoài Mút: từ trại rắn đi thẳng 7km theo tỉnh lộ 864 đến
khu di tích. Là nơi năm xưa Nguyễn Huệ đại chiến quân xiêm và giành chiến thắng
vẻ vang.
Và nếu đến Mỹ Tho, du khách đừng quên thưởng thức món Hủ
tiếu nơi đây.
Biển số xe 63 ở đâu – Trái cây miệt vườn
Với du khách đam mê Trái cây miệt vườn thì các thông tin
(sưu tầm) sau sẽ rất có ích:
Tháng 2 (sau tết âm lịch chừng 10 ngày) mùa Vú Sữa: Vĩnh
Kim là nhất, nếu biết đường thì chạy loằng ngoằng mua tại vườn theo chục không
thì ra Chợ đầu mối Vĩnh kim mua cho tiện.
Tháng 3-4: Mùa xoài thì Cái bè là số 1.
Tháng 5 & 6 & 7: là mùa Sầu riêng và chôm chôm: Từ
Mỹ Tho chạy dọc theo đường Lê Thị Hồng Gấm chừng 15km đến ngã ba Ngũ Hiệp sau
đó qua cồn Ngũ Hiệp.
Tháng 8 & 9: Mùa nhãn: qua cầu Rạch Miễu đến cầu vượt
thứ 2 xuống Cồn Phụng, dọc con đường này khá đẹp, dân rất vui tính và trái cây
xum xuê, có khi hái vài trái ăn chắc ko thành vấn đề nếu muốn tham quan thì mua
vé vào tham quan chỗ ông đạo dừa luôn (uống nước dừa tu luyện.).
Biển số xe 63 ở đâu – Chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều Chợ Nổi ở khu vực Ðồng
Bằng Sông Cửu Long. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các Chợ nổi Cái
Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (Chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn
chưa có ai biết rõ Chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào, có lẽ nó
đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ
vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối TK 17 đầu TK 18. Theo
sách sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí, thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng
Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu
tả là nơi “Sông sâu nước chảy”, có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập
trung buôn bán rất nhộn nhịp.
Chợ nổi Cái Bè nằm tại vàm Cái Bè (là nơi tiếp giáp giữa
sông sông Cái Bè và sông Tiền), trải dài trên 500m, là nơi trao đổi buôn bán của
hơn 400 xuồng ghe mỗi ngày. Việc mua bán diễn ra từ khoảng 4 giờ sáng cho đến
15 giờ hàng ngày, tuy nhiên nhộn nhịp nhất là vào khoảng từ 5 giờ đến 8 giờ
sáng (nên đi thăm quan vào giờ này), bao gồm mua bán sỉ và lẻ. Một điều đặc biệt
thú vị ở Chợ nổi là trên mỗi ghe bán hàng đều có dựng một cây xào tre, mà trên
đó có treo một hoặc nhiều món hàng mà người ta muốn bán (treo thứ gì thì bán thứ
ấy). Một số dân địa phương mang sản phẩm của họ đến bán sỉ cho dân Thương hồ
(thường là trái cây.) sau đó mua lẻ lại những sản phẩm mà họ cần trong cuộc sống
hàng ngày. Một số người khác đến mua sỉ từ dân Thương hồ, và mang về bán lẻ
trong các làng quê hẻo lánh.
Biển số xe 63 ở đâu
Biển 63 Tiền Giang còn nổi danh với những nhân vật lịch sử,
những sự kiện của mình:
Nữ nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há. tên thật là Trương Phụng Hảo,
sinh năm 1911, tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang).
Người anh hùng Trương Định với Gò Công - Trung tâm kháng
chiến chống Pháp mạnh nhất ở Nam kỳ hồi nửa sau thế kỷ XIX.
Nhà văn tiền phong Hồ Biểu Chánh; Giáo sư tiến sĩ âm nhạc
Trần Văn Khê vang danh cả thế giới về âm nhạc truyền thống Việt Nam và phương
Đông;Hoàng Tuyển - Họa sĩ đầu tiên ở Việt Nam vẽ tranh chân dung Bác Hồ bằng
máu; Từ Dũ: Vị Thái hậu sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam; Anh
hùng LLVT trẻ tuổi nhất Tiền Giang, người thiếu niên gỡ mìn nổi tiếng nhất Việt
Nam Hồ Văn Nhánh; nữ soạn giả cải lương đầu tiên ở Việt Nam NSND Bảy Nam (Lê Thị
Nam); Trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu thành lập năm 1879 được
phong danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên ở Tiền Giang; Kênh đào đầu tiên ở
Nam Bộ - Kênh Bảo Định;...
Biển số xe 63 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô
Huyện Cái Bè 63-B1 XXX.XX Thị Xã Cai Lậy 63-B2 XXX.XX Huyện
Châu Thành 63-B3 XXX.XX Huyện Chợ Gạo 63-B4 XXX.XX Huyện Gò Công Tây 63-B5
XXX.XX Thị xã Gò Công 63-B6 XXX.XX Huyện Gò Công Đông 63-B7 XXX.XX Huyện Tân
Phú Đông 63-B8 5XX.XX Huyện Tân Phước 63-B8 0XX.XX Thành phố Mỹ Tho 63-B9
XXX.XX Huyện Cai Lậy 63-P1 XXX.XX
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét